- SPF là gì?
-
SPF là viết tắt của Sun Protection Factor. Đây là chỉ số đo lường khả năng chống lại tia UVB được dùng trong kem chống nắng. Lưu ý, chỉ số SPF được tính theo số giờ và tỷ lệ phần trăm chống tia UVB khi sử dụng kem chống nắng trên da.
Tuy nhiên, tia UVA không được đo lường bằng chỉ số SPF. Khả năng hiệu quả của bất kỳ loại kem chống nắng nào phụ thuộc vào mức độ sử dụng nó. Hầu hết mọi người chỉ sử dụng 1/3 số lượng kem chống nắng mà họ cần. Các chuyên gia da liễu khuyên dùng khoảng 3 muỗng kem chống nắng để bảo vệ toàn thân. Chỉ số SPF giảm đáng kể nếu bạn không thoa đủ lượng kem chống nắng. Theo lời khuyên của các chuyên da, bạn nên dùng sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn, đặc biệt nếu bạn có làn da trắng, tàn nhang, tóc đỏ hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư da.
Mặc dù tất cả các tông màu da đều có thể bị ảnh hưởng bởi tia UV nhưng tông màu da sáng hơn có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn. Hãy sử dụng vừa đủ lượng kem chống nắng cần thiết cho da, đừng quên những nơi như tai, bàn chân, bắp chân, dưới cánh tay và lưng.
- UPF là gì?
-
UPF là viết tắt của Ultraviolet Protection Factor. Đây là chỉ số bảo vệ khỏi tia tử ngoại được áp dụng cho các sản phẩm may mặc(quần áo, mũ, khẩu trang,..) chống lại cả tia UVA và UVB.
SPF trong kem chống nắng chỉ đo lường hiệu quả chống tia UVB trong khi UPF đo lường khả năng bảo vệ chống lại toàn bộ tia cực tím (UVA & UVB).
Tất cả sản phẩm quần áo Claclac có khả năng ngăn chặn 98% tia cực tím bao gồm cả UVA và UVB. Không có sản phảm nào của Claclac dưới UPF 50+.
- Tia UVA và tia UVB là gì?
-
Tia UVA (gây lão hóa) xâm nhập vào lớp hạ bì - tầng dày nhất của da, nó được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì bạn không cảm nhận được tác động của tia UVA gây hại cho làn da của bạn. Trong khi đó tia UVB (gây cháy da) biểu hiện rõ ràng sau khi tiếp xúc như bỏng đỏ và sau đó là nám, đốm tàn nhang. Tia UVA đã được chứng minh là gây tổn thương da ở cấp độ tế bào và có thể gây ra nhiều tổn thương bên trong.
Phơi nhiễm không được bảo vệ có thể dẫn đến lão hóa da sớm (da nhăn nheo, chảy xệ) và ức chế hệ thống miễn dịch.
Tia UVB là tia cực tím có cường độ mạnh thường đốt cháy các lớp bề mặt da và làm hỏng các lớp bên ngoài của da. Tia UVB đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư da.
- Có sự khác biệt lớn giữa UPF 50+ và UPF 30 không?
-
Trong thế giới chống tia cực tím, càng nhiều thì càng tốt. UPF 30 ngăn chặn 97% tia cực, tím trong khi đó UPF 50+ ngăn chặn 98%-100%.
Tuy nhiên, lưu ý rằng khi nhìn vào chỉ số SPF trong kem chống nắng con số càng lớn không có nghĩa là mức độ bảo vệ càng cao.
Hãy tìm loại có độ bảo vệ ít nhất SPF 30 và có thêm chỉ số PA để chống lại cả tia UVA và UVB.
- Tại sao sản phẩm quần áo chống nắng Claclac lại đắt hơn các thương hiệu khác?
-
Điều này là bởi Claclac cam kết về chất lượng sản phẩm. Nếu bạn muốn mua nguyên liệu giá rẻ, bạn có thể nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, có rất nhiều hàng nhái, kém chất lượng.
Claclac sử dụng nguyên liệu vải tre hữu cơ, thân thiện với môi trường, có thể phân hủy sau 5 năm nếu chôn vùi dưới đất. Ngoài ra, chúng tôi muốn sử dụng nguyên liệu ở Việt Nam và khi công việc kinh doanh đi đúng hướng sẽ tạo thêm được nhiều việc làm cho nhiều người lao động, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
Vì vậy chúng tôi tin rằng khi bạn chi nhiều hơn cho các sản phẩm của chúng tôi, bạn cũng sẽ cảm thấy hài lòng và vui vẻ.
- Giải thích vể đảm bảo sản phẩm Claclac đạt chuẩn UPF50+?
-
Claclac sử dụng loại vải hàng đầu để ngăn chặn 98% tia UVA/UVB, mang đến cho bạn khả năng bảo vệ UPF 50+ tối ưu.
Loại vải may mặc của Clalcac đã đạt chứng chỉ từ Viện Nghiên Cứu Dệt May Việt Nam.
- Vải tre so với các loại vải hữu cơ khác như thế nào?
-
Nhìn chung, hầu hết các loại vải đều có thể bảo vệ làn da của chúng ta khỏi UV nhưng mức độ ngăn chặn là khác nhau. Các nghiên cứu chỉ ra rằng vải sợi tre có khả năng chống tia UV vượt trội, chỉ 0.6% tia UV lọt qua bề mặt vải, hiệu quả gấp 41.6 lần so với vải cotton.
Mặt khác, sợi bông và sợi gai dầu có vấn đề về phương pháp và quy trình sản xuất. Vấn đề đầu tiên là hóa chất chống tia UV được thêm vào trong quá trình nhuộm vải. Nhược điểm của nó là không bền bởi sẽ mất dần đi khả năng chống tia UV sau những lần giặt. Sợi bông là lại nguyên liệu phổ biến tuy nhiên đòi hỏi lượng nước lớn và cần sử dụng thuốc trừ sâu. Để làm ra một chiếc áo phông cotton cần khoảng 2700 lít nước và 7500 lít nước cho một chiếc quần jean. Số lượng này tương ứng với 135 ngày và 375 ngày khi quy đổi thành 20 lít nước đủ cho một người sống trong một ngày.
Tuy nhiên, tre có thể chặn 98% tia UV mà không cần sử dụng hóa chất cùng với đó là không mất đi chức năng sau những lần giặt. Ngoài ra, tre cần ít nước hơn, phát triển nhanh hơn và tốt cho môi trường vì không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học.
- Dấu "+" có ý nghĩa gì trong UPF 50+?
-
Thực tế là mức độ chống nắng của Claclac vượt qua các tiêu chuẩn được công bố trên toàn thế giới về xếp hạng UPF 50. Điều này có nghĩa rằng khi thử nghiệm các loại vải quần áo, hệ số chống tia cực tím của chúng tôi vượt qua mức UPF 50. Do đó, dấu "+" này có ý nghĩa cho bạn biết quần áo chúng tôi có thể chặn hơn 98% tia UV.
- Lớp bảo vệ UPF 50+ có bị mất đi sau những lần giặt?
-
Một số loại quần áo chống tia UV sẽ bị mất đi chức năng sau nhiều lần giặt nhưng sản phẩm Claclac thì không. Đặc tính tuyệt vời này vẫn còn ngay cả sau nhiều lần giặt.
Ngoài ra, một điều khác làm nên sự khác biệt của vải may mặc Clacac là sử dụng công nghệ kéo sợi kép hay còn gọi là “siro spinning” giúp nâng cao đáng kể độ bền và độ đều của sợi, giảm hiện tượng xù lông. Siro spinning sẽ giúp kéo chặt hai sợi vải, trong khi se hợp nhất 2 sợi thành một giúp đảm bảo độ bền, dày, chắc chắn, đồng đều nhưng vẫn đủ thoáng khí trên sợi vải.
- Có cần sử dụng kem chống nắng nếu đang mặc quần áo Claclac không?
-
Có, nếu bất kì vùng da nào vẫn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Chúng tôi khuyến khích bạn nên bảo vệ làn da của mình bằng cách kết hợp quần áo, mũ, kem chống nắng và son dưỡng môi có SPF 30 trở lên.
Chúng tôi cũng khuyên bạn nên đeo kính râm tốt. Mắt dễ bị tổn thương do tia cực tím, góp phần làm đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Tất cả chúng tôi đều thích sự ấm ấp từ mặt trời nhưng chúng tôi còn thích bạn được an toàn hơn.
- Sự khác biệt giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học?
-
Kem chống nắng vật lý sử dụng các thành phần tự nhiên Zinc Oxide và Titanium Dioxide, cả hai thành phần này đều là chất ngăn chặn vật lý tia UVA và UVB. Nó được gọi là kem chống nắng vật lý bởi chúng tạo thành một lớp bảo vệ trên da để ngăn chặn và phản xạ tia cực tím. Các sản phẩm cho trẻ nhỏ hoặc những người có làn da nhạy cảm nên sử dụng kem chống nắng vật lý chứa thành phần tự nhiên.
Kem chống nắng hóa học thông thường là sự kết hợp của 2 đến 6 hoạt chất như: Oxybenzone, Avobenzone, Octisalate, Octocrylene, Homosalate và Octinoxate. Hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thu, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da.
Một vài chuyên gia khuyên không nên dùng kem chống nắng hóa học vì chúng phân hủy nhanh hơn và cần bôi lại thường xuyên.
Hiện nay có xu hướng sử dụng kem chống nắng dạng xịt, nhưng thành thật thì loại kem dưỡng kiểu thoa lên sẽ giúp da hấp thụ tốt hơn và đạt được độ che phủ cao hơn.
- Cần sử dụng bao nhiêu kem chống nắng?
-
Theo lời khuyên của các chuyên gia da liễu, bạn nên dùng 1-2 gram cho mặt. Nếu bạn không mặc quần áo bảo vệ UPF 50+ thì bạn cần thoa 25-30 gram kem chống nắng cho toàn bộ cơ thế. Thêm vào đó bạn cần bôi lại sau 40-80 phút bơi lội hoặc đổ mồ hôi.
- Kem chống nắng có hết hạn sử dụng không?
-
Dù bạn có tin hay không, giống như thức ăn trong tủ lạnh, kem chống nắng cũng sẽ hết hạn sử dụng. Ngày hết hạn thường được in trên đáy chai.
Hầu hết các loại kem chống nắng có hạn sử dụng là 3 năm. Nó phụ thuộc vào từng công ty, một số công ty in ngày hết hạn lên vỏ, còn một số công ty thì không. Nếu kem chống nắng đã được khoảng 2 năm, chúng tôi khuyên bạn nên mua sản phẩm mới có SPF 30 hoặc cao hơn.