Tia cực tím có tác động không phụ thuộc vào mùa
Lá chuyển màu, nhiệt độ bắt đầu mát hơn, sức nóng của mặt trời giảm dần, và theo bản năng, chúng ta bỏ cảnh giác, “quên” dần việc dùng kem chống nắng, để mũ ở nhà và bước ra ngoài dưới ánh nắng ban ngày mà hoàn toàn không được bảo vệ. Có thực sự cần thiết phải thận trọng với việc chống tia cực tím?
Chúng ta có thực sự mạo hiểm với cơn thịnh nộ của mặt trời nếu ngồi bên bờ biển với cuốn sách hoặc thưởng thức tách cà phê buổi sáng trên sân hiên không? Hay là tất cả những thứ UV này đều là cường điệu?
Câu trả lời rất đơn giản và đáng ngạc nhiên.
Đúng, chúng ta vẫn cần phải cảnh giác dù bên ngoài cảm thấy mát mẻ hơn.
Khoa học đã chứng minh rất rõ ràng rằng tia cực tím mạnh nhất, UVB (“B” giúp bạn nhớ đến Burning) thay đổi cường độ dựa trên mùa và vị trí của mặt trời.
Tuy nhiên, tia UVA (nhấn mạnh vào “A” cho “Lão hóa”) vẫn mạnh mẽ với cường độ đáng sợ quanh năm, bất kể mùa nào hay vị trí của mặt trời.
Nói tóm lại, tia UVA là tia cực tím gần như không bao giờ biến mất, tàn phá liên tục và tích lũy tổn hại sức khỏe làn da, góp phần gây ung thư da, giảm thị lực và giảm khả năng miễn dịch của chúng ta.
Mặc dù việc mặc quần áo có chỉ số UPF 50+ che kín tay, mặt và đầu trong những ngày mùa thu mát mẻ này có vẻ hơi quá, nhưng việc đi bộ đơn giản trong khu phố, đạp xe bình thường, ăn trưa ngoài trời hoặc vui chơi trong công viên sẽ kéo dài thời gian làm tổn thương tế bào da. Vì vậy hãy luôn cảnh giác và bảo vệ làn da như một hợp đồng gắn bó quanh năm.
Có mặt khắp nơi và không ngừng trong tầm với của chúng, tia UVA có bước sóng tương đối dài chiếm khoảng 95% bức xạ tia cực tím đến bề mặt Trái đất và do đó nó dễ dàng chạm đến làn da của chúng ta.
Mặc dù bức xạ UVA ít gây ung thư hơn nhiều so với bức xạ UVB, nhưng nó hiện diện nhiều hơn trong ánh sáng mặt trời so với tia UVB và góp phần đáng kể vào khả năng gây ung thư do ánh sáng. Tia UVA thâm nhập vào các lớp sâu hơn của da nơi các mô liên kết và mạch máu bị ảnh hưởng.
Kết quả là da dần mất đi độ đàn hồi và bắt đầu xuất hiện nếp nhăn. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể tăng cường sự phát triển ung thư da. Cơ chế tác hại của tia UVA này vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng một giả thuyết phổ biến cho rằng UVA làm tăng stress oxy hóa trong tế bào.
UVA xuyên qua cửa sổ ô tô, cửa kính, nhưng bạn không nhìn thấy chúng; chúng vô hình. Chúng làm hỏng da, nhưng bạn không cảm nhạn được vì chúng không đốt cháy. Tuy nhiên, vài năm sau đó, bạn bắt đầu thấy tác động xấu của tia UVA gây ra.
Tàn nhan, nếp nhăn và đốm nâu xuất hiện, da cằm và cổ chảy xệ, collagen cùng với độ đàn của da suy giảm. Thậm chí còn có những lo ngại nghiêm trọng hơn xảy ra, chẳng hạn như các vấn đề về thị lực, đục thủy tinh thể ở mắt hay thoái hóa điểm vàng. Hoặc nghiêm trọng nhất là ung thư xảy ra.
Mặc dù tia UVA không phải là nguồn gây ung thư chính nhưng nó là một tác nhân đã được biết đến. Và không thể coi thường những việc hàng ngày đơn giản không cần bảo vệ khi đi xe máy, những chuyến đi bộ dài vào một ngày mùa thu ấm áp sẽ dần tích tụ và trở thành tác hại do tia UVA mà không thể phục hồi.
Ngay cả vào những ngày nhiều mây hoặc mát mẻ hơn một chút, bạn nên thoa kem chống nắng bất kể thời tiết như thế nào.
Bạn sẽ không thấy kết quả ngay bây giờ, nhưng thiệt hại sẽ dần dần tích lũy và tạo ra sự khác biệt lớn trong 5 hoặc 10 năm.
Ngoài ra, bạn có biết rằng bạn có thể bị cháy nắng ngay cả khi bạn ở trong phòng không? Bài viết này tổng hợp những tác hại của tia UV xuyên qua cửa sổ. Hãy xem nếu bạn muốn có biện pháp chống tia cực tím thích hợp.
Đọc thêm: Da bạn vẫn có thể bị đen sạm dù ngồi trong nhà?
Bài viết được tham khảo tại: Skin Cancer Foundation