Cháy nắng: triệu chứng và cách phục hồi da - CLACLAC

Cháy nắng: triệu chứng và cách phục hồi da

Dù bạn có cẩn thận thoa kem chống nắng, nhưng nếu bạn ra ngoài vào một ngày nắng nóng hoặc đến bãi biển, bạn sẽ bị cháy nắng phải không?

Khi bị cháy nắng, bạn có thể tự hỏi: "Mất bao lâu để bớt sưng đỏ? Làm thế nào để tránh đen sạm da của tôi?" Nhiều người có thể đã lo lắng như vậy.

Cháy nắng có thể gây ra các vấn đề về da như đen sạm, tàn nhang vì vậy cần phải chăm sóc da đúng cách ngay lập tức.

 

Các triệu chứng xuất hiện sau khi bị cháy nắng

Đầu tiên, chúng ta sẽ thảo luận về các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi bị cháy nắng.
Các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi bị cháy nắng được chia thành "cháy nắng""sạm da" dựa trên phản ứng xảy ra trên da.

Cháy nắng là tình trạng bề mặt da đỏ, sưng tấy, viêm da xuất hiện từ 8 đến 24 giờ sau khi tiếp xúc với tia cực tím.
Rám nắng là hiện tượng da bị đen sạm đi. Cả hai triệu chứng này đều xảy ra khi tiếp xúc với tia UVB.

Tia UVB có năng lượng mạnh phá hủy các tế bào biểu bì bên ngoài của da. Da bị viêm sau cháy nắng là triệu chứng của việc các tế bào miễn dịch của cơ thể đào thải các tế bào bị tiêu diệt.

Đen sạm do cháy nắng là kết quả của việc sản sinh một lượng lớn sắc tố melanin khiến da bị sẫm màu. Sắc tố melanin hấp thụ tia cực tím để bảo vệ tế bào da và tăng lên tạm thời sau khi bị cháy nắng.

Tia UVB có nhiều nhất vào mùa hè và xuyên qua 80-90% những đám mây mỏng. Ngay cả khi bạn ở trong nhà, tia cực tím cũng chiếu qua cửa sổ kính, vì vậy việc chống nắng đầy đủ là cần thiết.

 

Triệu chứng của cháy nắng mãn tính


Tổn hại do nhiều năm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến "nhăn nheo" và "chảy xệ" da. Các tia UV tích tụ gây hại cho da là UVA - kẻ hủy diệt âm thầm.

Tia UVA chạm đến "lớp hạ bì", lớp sâu nhất của da và làm hỏng collagen, elastin cùng các mô khác hỗ trợ khả năng phục hồi của da. Các triệu chứng không xuất hiện ngay sau khi bị cháy nắng mà làm khả năng phục hồi của da giảm dần.

Tia UVA chiếm 90% lượng tia cực tím chiếu tới bề mặt trái đất
Số lượng tia UVA không thay đổi đáng kể ngay cả trong mùa đông hay vào buổi sáng và buổi tối mà chỉ giảm cường độ.

Vì vậy, các biện pháp đối phó với tia UVA rất quan trọng đặc biệt vào mùa hè và ban ngày khi tia nắng mặt trời mạnh.

 

women with face cream

7 cách phục hồi da sau cháy nắng

1. Sử dụng mật ong
Mật ong có tác dụng tốt trong việc phục hồi da khi bị đỏ rát do cháy nắng. Rất đơn giản, chỉ cần dùng mật ong bôi trực tiếp lên da, hoặc có thể pha loãng mật ong trước khi bôi bằng cách pha mật ong với sữa tươi không đường lạnh, sau đó dùng bông bôi trực tiếp lên da mặt hoặc những vùng da bị cháy nắng.

Sử dụng mật ong không những làm dịu da ngay lập tức mà còn giúp da phục hồi nhanh chóng sau khi bị cháy nắng. Chị em lưu ý nên lựa chọn mua loại mật ong ở địa chỉ uy tín để sử dụng cho an toàn nhé.

2. Làm dịu da với sữa chua
Sữa chua không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa mà còn là nguyên liệu cứu cánh cho chị em khi bị cháy nắng.

Để phục hồi làn da bị cháy nắng, rửa mặt sạch bằng nước bình thường, dùng sữa chua không đường lạnh thoa lên vùng da bị cháy nắng, để khoảng 10 phút rồi dùng khăn mềm thấm khô nước. Việc này sẽ giúp xua tan cảm giác ngứa rát, giúp da mát lạnh, hết mẩn đỏ.

3. Rửa mặt hoặc tắm bằng nước lá trà xanh
Trong trà xanh chứa nhiều chất catechin và flavonoid, 2 thành phần này có tác dụng xoa dịu cảm giác nóng rát do cháy nắng, phục hồi tế bào bị tổn thương hiệu quả.

Nếu làn da bị cháy nắng, bạn có thể đun một ít nước lá trà xanh để tắm hay rửa mặt hàng ngày, giúp khôi phục lại vẻ đẹp cho làn da của mình.

4. Đắp lòng trắng trứng gà 
Chắc chắn bếp nhà ai cũng có trứng phải không? Các enzyme có trong lòng trắng trứng có tác dụng khắc phục những tổn thương do ánh nắng gây nên cho da, đồng thời còn làm dịu đi những cơn đau rát do cháy nắng.

Tách lòng đỏ và trứng gà riêng ra rồi dùng bông gòn hoặc bông tẩy trang thấm lên da mặt. Để khoảng 10-15 phút rồi rửa mặt lại sạch sẽ bằng nước.

5. Bôi nha đam
Nha đam được biết đến như một bí quyết giúp chăm sóc, nuôi dưỡng và làm dịu mát làn da. Nhờ khả năng kích thích tế bào da tái tạo, cung cấp độ ẩm, chống lão hóa, trị bỏng… nên nha đam có thể giúp xoa dịu và đưa làn da cháy nắng trở về trạng thái ban đầu.

Cách áp dụng rất đơn giản, chỉ cần dùng một nhánh đa nham nhỏ, cắt bỏ phần vỏ ngoài đi, dùng lớp gel bên trong bôi trực tiếp lên da trong vòng 15 phút rồi rửa lại sạch sẽ bằng nước.

6. Tắm với dầu ô liu
Dầu ô liu không chỉ tốt cho cơ thể mà nó còn có tác dụng làm đẹp cực tốt với phụ nữ. Nếu bạn bị cháy nắng khi du lịch biển hãy sử dụng dầu ô liu loại Extra Virgin hoặc Virgin (chưa qua tinh chế, vẫn giữ được các dưỡng chất) để làm dịu da nhé.

Cách làm rất đơn giản, bạn hãy pha khoảng 3 thìa cà phê dầu ô liu với sữa tắm để tắm như bình thường. Làn da bạn sẽ sáng lên rất nhanh và mịn màng. Đồng thời, biện pháp này còn giảm độ khô và bong tróc của da nhanh chóng.

7. Đắp mặt nạ khoai tây
Thành phần axit pantothenic và các vitamin A, C, B có khả năng làm dịu làn da bị cháy nắng, giúp cung cấp độ ẩm cho da, nuôi dưỡng da mềm mại, thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp da khỏe khoắn.

Khoai tây hấp chín, đem nghiền nhuyễn rồi trộn cùng một ít sữa tươi không đường. Trước khi đắp mặt nạ, cần rửa mặt sạch sẽ, thoa hỗn hợp lên da, sau 15 phút rửa lại thật sạch với nước lạnh.

Tham khảo bài viết sau: Không nên làm gì sau khi bị cháy nắng.

Ngoài kem chống nắng, việc sử dụng áo và mũ chống tia cực tím cũng có thể hữu ích. Để bảo vệ làn da sau cháy nắng, bạn nên quan tâm đến việc chống tia UV hơn.

Claclac cung cấp quần áo chống nắng giúp ngăn chặn 98% tia UVA/UVB.
Nếu bạn không muốn bị cháy nắng, hãy xem sản phẩm Claclac.


Bài viết được tham khảo tại: American Academy of Dermatology Association

Quay lại blog