Thiết bị kỹ thuật số không chỉ gây tổn thương cho tư thế và thị lực mà còn đối với da từ tác động của ánh sáng xanh.
Tại sao ánh sáng xanh lại gây tổn thương cho da? Và ánh sáng xanh là gì? Chúng tôi sẽ giải thích từng vấn đề trong bài viết này.
Ánh sáng xanh là gì?
Ánh nắng mặt trời bao gồm nhiều bước sóng, bao gồm cả tia cực tím (A và B), ánh sáng có thể nhìn thấy và tia hồng ngoại. Bạn thường nghe đến tia cực tím A và B trong các cuộc thảo luận về bảo vệ da khỏi nắng và kem chống nắng, nhưng chúng ta thường chấp nhận rằng tia cực tím A gây lão hóa da và tia cực tím B gây đỏ da và đen sạm.
Khoảng 10% bức xạ mặt trời là bức xạ tử ngoại, 40% là ánh sáng có thể nhìn thấy và 50% là bức xạ hồng ngoại. Một phần nhỏ ánh sáng có thể nhìn thấy được gọi là ánh sáng có năng lượng cao (HEV).
Ánh sáng xanh là một phần trong phổ màu của ánh sáng, có năng lượng cao, bước sóng trong khoảng từ 380nm đến 500nm. Nó có màu xanh lam hoặc xanh dương và được tạo ra bởi nhiều nguồn khác nhau bao gồm ánh sáng mặt trời, đèn chiếu sáng, màn hình điện thoại, máy tính, ti vi và các thiết bị điện tử khác.
Những thứ phát ra ánh sáng xanh trong cuộc sống của chúng ta
Ánh sáng xanh phát ra từ ánh sáng mặt trời đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, đây trở thành một chủ đề ngày càng được quan tâm. Nguyên nhân của việc này là do số lượng vật dụng nhân tạo phát ra ánh sáng xanh trong cuộc sống ngày càng tăng, dẫn đến việc tiềm ẩn rủi ro bị tác động bởi ánh sáng xanh.
Điện thoại thông minh và máy chơi game có lượng ánh sáng xanh gấp đôi so với TV LCD, điều đó có nghĩa là chúng ta liên tục tiếp xúc với ánh sáng xanh trong cuộc sống hàng ngày.
Tiếp theo, hãy xem xét các tác động tiêu cực của việc tiếp xúc hàng ngày với ánh sáng xanh này.
Ánh sáng xanh ảnh hưởng tới cơ thể chúng ta như thế nào?
Ánh sáng xanh đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta trong việc điều chỉnh đồng hồ cơ thể. Tuy nhiên, đây là ánh sáng xanh mà chúng ta tiếp xúc vào ban ngày. Khi chúng ta sống với mặt trời, chúng ta chỉ tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày và không gặp vấn đề gì.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phổ biến của điện thoại thông minh, máy chơi game và máy tính, chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài hơn. Bạn đã bao giờ sử dụng điện thoại thông minh hoặc chơi trò chơi cho đến tận trước khi đi ngủ chưa?
Ánh sáng xanh đóng vai trò điều chỉnh đồng hồ bên trong cơ thể bằng cách chiếu tới võng mạc, nhưng đó không phải là vai trò duy nhất của nó.
Trên thực tế, nó còn ảnh hưởng đến quá trình điều hòa nhiệt độ cơ thể và cân bằng nội tiết tố.
Ngày nay, mọi người tiếp xúc với ánh sáng xanh ngay cả sau khi mặt trời lặn thông qua việc sử dụng điện thoại thông minh, máy chơi game và các thiết bị khác. Bởi vì chúng ta tiếp xúc với ánh sáng mạnh ngay cả vào ban đêm, khi chúng ta không nên tiếp xúc với ánh sáng xanh, nhịp điệu cân bằng nội tiết tố của chúng ta cũng bị phá vỡ.
Khi nhịp điệu bên trong cơ thể bị rối loạn, rối loạn giấc ngủ sẽ xảy ra, chẳng hạn như khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc. Điều này khiến bạn khó thức dậy trong trạng thái sảng khoái và mệt mỏi vào buổi sáng.
Tiếp tục thiếu ngủ và mệt mỏi mãn tính thậm chí có thể dẫn đến các bệnh khác nhau như béo phì, trầm cảm, bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Hiện nay vẫn chưa rõ mức độ và thời gian cụ thể tiếp xúc với ánh sáng xanh gây ra tác dụng phụ.
Tuy nhiên, có một thực tế là cuộc sống hàng ngày của mọi người đang bắt đầu bị ảnh hưởng bởi số lượng ngày càng nhiều điện thoại thông minh và máy chơi game mà họ sở hữu cũng như thời gian sử dụng chúng.
Ánh sáng xanh có gây cháy nắng không??
Câu trả lời là không. Ánh sáng xanh không gây cháy nắng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng năng lượng cao có thể phá hủy collagen (một loại protein cần thiết để giữ cho làn da căng mọng và săn chắc), gây ra tình trạng lão hoa, da nhăn nheo cùng với tăng nhiều sắc tố và sự đổi màu da.
Tại thời điểm này, bạn có nhiều khả năng tiếp xúc với các tia nhìn thấy được do mặt trời phát ra hơn là với điện thoại của mình, vì vậy đừng hoảng sợ chỉ vì bạn sử dụng điện thoại!
Hầu hết ánh sáng xanh mà chúng ta tiếp xúc trong một ngày rất có thể là do ánh sáng mặt trời mang lại chứ không phải do điện thoại thông minh hoặc màn hình máy tính. Nhưng rất có thể ánh sáng xanh sẽ phá hủy collagen, dẫn đến chảy xệ và các dấu hiệu lão hóa khác. Do đó, cần bảo vệ da khỏi ánh sáng xanh cũng như tia cực tím A và B.
Nhưng nếu bạn thường sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo chống tia cực tím khi ra ngoài, thì bạn sẽ không cần quá bận tâm đến việc dùng kem chống nắng khi ở trong nhà. Thay vào đó, tốt hơn là thực hiện các biện pháp có thể dễ dàng áp dụng.
Nếu bạn muốn tìm hiểu các giải pháp hoàn chỉnh chống ánh sáng xanh, hãy đọc bài biết này 8 cách bảo vệ da khỏi ánh sáng xanh
Tham khảo thêm tại: World Health Organization